Lộ trình học để trở thành Automation Tester

1. Nắm kiến thức về Manual Testing

  • Testing Types: Unit Test/ Intergration Test/ System Test/ Acceptance Test/ Regression Test/ Sanity Test/ Smoke Test… là gì?
  • Testing Technical: Phân tích giá trị biên, phân vùng tương đương, biểu đồ kết quả, đoán lỗi...

Tại sao phải trang bị những kiến thức này, bởi vì một Automation Tester sẽ không design được đúng hoặc đủ tất cả những Cases mà mình cần nếu không nắm chắc những nội dung này. Và trong trường hợp bạn phải ôm xô cả vai trò của Manual Tester hoặc phải design Test Case trước khi thực hiện viết kịch bản Auto thì chắc hơi căng đấy =))

2. Hiểu về HTML, CSS và Xpath

  • Để nhận dạng đúng Test Objects/ Elements mà mình cần thao tác cho auto test.
  • Vô cùng quan trọng: việc nhận dạng đúng đối tượng cần thao tác sẽ tăng sự ổn định và độ chính xác của Test Script.

3. Học ít nhất một ngôn ngữ lập trình

Để hỗ trợ cho việc viết kịch bản trên test tools

  • Java/ C#/ Python/ Ruby/ Javascript/ Groove...

Đây là phần cực kì quan trọng nếu bạn muốn làm tốt và phát triển công việc của một Automation Tester.

4. Sử dụng thư viện hỗ trợ auto test

Phần này khá là quan trọng trong thời điểm hiện tại, Selenium được sử dụng tại hầu hết các công ty có làm Automation cho Website (open source, dễ sử dụng, cộng đồng lớn).

Song song đó thì chúng ta dùng Appium để auto test cho Mobile.

5. Tự build code với Framework Testing

JUnit/ TestNG/ Cucumber/ Specflow/ NUnit/ XUnit/ MSTest/ Pytest...

Việc sử dụng thành thạo sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc build framework, hỗ trợ trong việc phân nhóm, quản lí test script, report, prepare data/ environment/ browsers.

6. Học hỏi công nghệ mới trong mảng Automation Testing

Khi mà đã code được hoàn thiện dự án automation test rồi thì bước tiếp theo sẽ là nghiên cứu học hỏi các công nghệ mới bổ trợ cho mình về sau lâu dài để nâng cao kiến thức, hiệu quả cũng như năng suất cho auto test.

  • Build tools: Maven, ANT,...
  • CI/CD: Jenkins, TeamCity, CircleCI, TFS, Docker, ...
  • Cloud: AWS, Saucelab, Browserstack, Testingbot,...
  • BDD: Cucumber, Serenity, Specflow,…
  • Big Data: Hadoop, HBase, Kafka, Spark, Hive,...
  • Mobile: Appium, Perfecto,...
  • Automation Testing Tools: Katalon Studio, Katalon Recoder, Selenium IDE,...và một số Extensions trên Browser

 

PHẦN BỔ TRỢ CHUYÊN SÂU


7. Tìm hiểu về Software Design Pattern

 Để build framework/ common library mục đích làm cho source code mình nó bài bản hơn. Sau này dễ custom dễ optimize.

8. Build Framework với kiểu Page Object Model pattern (POM)

Hầu hết những framework nổi tiếng hiện nay đều kế thừa ý tưởng từ pattern này nên việc bạn sử dụng thành thạo POM sẽ không khó khi tiếp cận một công nghệ/ framework mới.

Sau khi build thành công framework, apply vào một dự án thực tế bất kì để kiểm nghiệm.

9. Kĩ năng về Coding/ IDE

Khi mà đã biết code rồi thì rèn luyện code nhanh hơn, mượt hơn, nghiên cứu các cách xử lý lỗi xảy ra để cứng tay hơn =))

  • Debug, coding convention, source version control (GIT, SVN,...)
  • Cách sử dụng IDE: Visual Studio, Eclipse, IntelliJ,...
  • Cài các Extension bổ trợ hoặc viết luôn Extension cho IDE để code bá cháy hơn

10. Làm việc với Database

Hầu hết dự án phần mềm nào cũng có thao tác với DB, nắm vững kiến thức về truy vấn, verify data, ràng buộc dữ liệu,.. sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc hàng ngày của Automation Tester.

Nguồn:anhtester

Xem thêm:Hương vị tình thân: Long sắp cưới thì gặp lại Nam