Hệ điều hành là gì? Chức năng và các thành phần ?

Trình bày một số kiến thức về hệ điều hành như khái niệm, vai trò, chức năng và cách thành phần của hệ điều hành. Sau đây, là nội dung chi tiết nhất về hệ điều hành mời các bạn cùng theo dõi.

tìm hiểu hệ điều hành

1. Hệ điều hành là gì?

Hệ điều hành (operating system, viết tắt: OS) là phần mềm cho phép người dùng chạy các ứng dụng khác trên một thiết bị máy tính với nhiệm vụ: – Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính – Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lý chặt chẽ các tài nguyên của máy – Tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu

2. Vai trò của hệ điều hành

– Là cầu nối giữa các thiết bị với người và giữa thiết bị với các chương trình trên máy – Hệ điều hành được lưu trữ dưới dạng môđun độc lập trên bộ nhớ ngoài (ổ cứng, đĩa mềm, CD…) – Hệ điều hành cung cấp các dịch vụ để thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý hiệu quả và phân bổ bộ nhớ cho bất kỳ chương trình ứng dụng phần mềm được cài đặt

hệ điều hành là gì

3. Các chức năng và thành phần của hệ điều hành:

a. Chức năng

– Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống

– Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện cho các chương trình đó – Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin

– Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để khai thác chúng một cách thuận tiện,hiệu quả

– Cung cấp cho người dùng một giao diện tiện ích để sử dụng hệ thống máy tính

– Cung cấp tài nguyên chia sẻ hiệu quả và công bằng giữa người dùng và hệ thống

b. Thành phần

Hệ điều hành cần có các chương trình tương ứng để đảm bảo các chức năng trên:

– Giao tiếp giữa người dùng và hệ thống thông qua hệ thống câu lệnh cmd được nhập từ bàn phím hoặc thông qua các đề xuất của hệ thống được điều khiển từ bàn phím và chuột

– Quản lí tài nguyên bằng cách phân phối và thu hồi tài nguyên

– Tổ chức thông tin trên bộ nhờ ngoài nhằm lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các chương trình khác xử lí

 

4. Phân loại hệ điều hành

Hệ điều hành có 3 loại chính:

a. Đơn nhiệm một người dùng

– Các chương trình được thực hiện lần lượt và khi làm việc chỉ cho phép một người đăng nhập vào hệ thống – Hệ điều hành không đòi hỏi vi xử lí cao VD: Hệ điều hành MS DOS…

b. Đa nhiệm một người dùng:

– Với hệ điều hành loại này chỉ cho phép một người được đăng kí vào hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình – Hệ điều hành loại này khá phức tạp và đòi hỏi máy phải có bộ xử lí đủ mạnh VD: Hệ điều hành Windows 95

c. Đa nhiệm nhiều người dùng:

– Cho phép nhiều người được đăng kí vào hệ thống. Người dùng có thể cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình – Hệ điều hành loại này rất phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lí mạnh, bộ nhớ trong lớn và thiết bị ngoại vi phong phú – Ví dụ: Windows 2000 Server

Nguồn:tungphatcomputer

Xem thêm:Cấu trúc dữ liệu và giải thuật là gì? Có quan trọng với dân lập trình hay không?

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi màn hình xanh trên máy tính bàn, laptop chạy hệ điều hành windows 10