Laravel là gì?

Laravel là một PHP Framework có mã nguồn mở và miễn phí, được xây dựng nhằm hỗ trợ phát triển các phần mềmứng dụng theo kiến trúc MVC. Hiện nay, Lavarel đang là PHP Framework phổ biến nhất và tốt nhất.

PHP là ngôn ngữ lập trình web được sử dụng rộng rãi nhất. Với sự phát triển của PHP, nhiều PHP Framework đã xuất hiện nhưng chỉ có một vài trong số chúng thực sự sử dụng toàn bộ tiềm năng của ngôn ngữ PHP.

Vào tháng 3 năm 2015, một cuộc bình chọn PHP Framework phổ biến nhất đã được tổ chức, và không bất ngờ khi Laravel đã giành được vị trí quán quân theo sau là Symfony2, PHPixie, Codelgniter, Yii2 và những Framework còn lại. Ngay tại Việt Nam, số người dùng Laravel tính đến hiện nay đã chiếm hơn 70%.

Framework là gì? PHP Framework là gì?

Framework chính là một thư viện với các tài nguyên có sẵn cho từng lĩnh vực để lập trình viên sử dụng thay vì phải tự thiết kế. Có Framework, lập trình viên chỉ tìm hiểu và khai thác những tài nguyên đó, gắn kết chúng lại với nhau và hoàn chỉnh sản phẩm. Đối với lập trình viên trong mỗi một lĩnh vực, họ cần phải xây dựng các lơp chương trình để xây dựng nên những phần mềm, ứng đụng thành phẩm.

PHP Framework là thư viện làm cho sự phát triển của những ứng dụng Web viết bằng ngôn ngữ PHP trở nên trôi chảy hơn. Bằng cách cung cấp 1 cấu trúc cơ bản để xây dựng những ứng dụng. Hay nói cách khác, PHP Framework giúp bạn thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển ứng dụng. Giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tăng sự ổn định cho ứng dụng. Giảm thiểu số lần phải viết lại code cho lập trình viên

Mô hình MVC là gì?

MVC (Model-View-Controller) là mẫu kiến trúc phần mềm trên máy tính nhằm mục đích tạo lập giao diện cho người dùng. Theo đó hệ thống MVC được chia thành ba phần có khả năng tương tác với nhau và tách biệt các nguyên tắc nghiệp vụ với giao diện người dùng.

  • Controller: Giữ nhiệm vụ nhận điều hướng các yêu cầu từ người dùng và gọi đúng những phương thức xử lý chúng.
  • Model: Là thành phần chứa tất cả các nghiệp vụ logic, phương thức xử lý, truy xuất Database, đối tượng mô tả dữ liệu như các Class, hàm xử lý,…
  • View: Đảm nhận việc hiển thị thông tin, tương tác với người dùng nơi chứa tất cả các đối tượng GUI như textbox, Images,…

Bằng cách này, thông tin nội hàm được xử lý tách biệt với phần thông tin xuất hiện trong giao diện người dùng. Bảo đảm các nguyên tác nghề nghiệp của lập trình viên.

Lịch sử phát triển của Laravel

Phiên bản đầu tiên của Laravel được Taylor Otwell tạo ra vào tháng 6 năm 2011 như một giải pháp thay thế cho Codelgniter. Với Framework này, lập trình viên được hỗ trợ nhiều tính năng mới mẻ, hiệu quả và dễ thực hiện hơn. Cho đến nay, Laravel đã được phát triển đến phiên bản 5.8 với nhiều cải tiến mới mẻ hơn.

Ưu điểm và nhược điểm của Laravel

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những ưu và nhược điểm của Framework này:

Ưu điểm của Laravel là gì?

Sử dụng các tính năng mới nhất của PHP

Sử dụng Laravel giúp các lập trình viên tiếp cận những tính năng mới nhất mà PHP cung cấp, nhất là đối với Namespaces, Interfaces, Overloading, Anonymous functions và Shorter array syntax.

Nguồn tài nguyên vô cùng lớn và sẵn có

Nguồn tài nguyên của Laravel rất thân thiện với các lập trình viên với đa dạng tài liệu khác nhau để tham khảo. Các phiên bản được phát hành đều có nguồn tài liệu phù hợp với ứng dụng của mình.

Tích hợp với dịch vụ mail

Laravel là framework được trang bị API sạch trên thư viện SwiftMailer. Do đó bạn có thể gửi thư qua các dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây hoặc local.

Tốc độ xử lý nhanh

Laravel hỗ trợ hiệu quả cho việc tạo lập Website hay các dự án lớn trong thời gian ngắn. Vì vậy, nó được các công ty công nghệ và lập trình viên sử dụng rộng rãi để phát triển các sản phẩm của họ.

Dễ sử dụng

Laravel được đón nhận và trở nên sử dụng phổ biến. Thường chỉ mất vài giờ, bạn có thể bắt đầu thực hiện một dự án nhỏ với vốn kiến thức cơ bản nhất về lập trình với PHP.

Tính bảo mật cao

Laravel cung cấp sẵn cho người dùng các tính năng bảo mật mạnh mẽ để người dùng hoàn toàn tập trung vào phát triển sản phẩm của mình:

  • Sử dụng PDO để chống lại tấn công SQL Injection.
  • Sử dụng một Field Token ẩn để chống lại tấn công kiểu CSRF.

Mặc định đều được Laravel Escape các biến được đưa ra View mặc định, do đó có thể tránh được tấn công XSS.

Nhược điểm của Laravel là gì

So với các PHP Framework khác, Laravel bộc lộ khá ít nhược điểm. Vấn đề lớn nhất có thể kể đến của Framework này là thiếu sự liên kết giữa các phiên bản, nếu cố gắng cập nhật code, có thể khiển cho ứng dụng bị gián đoạn hoặc phá vỡ.

Bên cạnh đó Laravel cũng quá nặn cho ứng dụng di động, khiến việc tải trang trở nên chậm chạp.

Những tính năng hữu ích của Laravel

Laravel Framework sở hữu một hệ sinh thái lớn bao gồm các tính năng như: Instant Deployment, Routing, ORM, DB query, Routing,…
Dưới đây là một số tính năng chính làm cho Laravel Framework khác biệt so với các Web Framework khác.

Tính năng quản lý phụ thuộc

  • Quản lý phụ thuộc (Dependency Management) là một trong những tính năng tốt nhất, hiểu chức năng của Service Container (IoC) là phần cốt lõi để tìm hiểu các ứng dụng web hiện tại.
  • Trong Laravel, Ioc (Inversion of Control) hoặc Service Container là công cụ mạnh nhất để quản lý các class phụ thuộc.
  • Dependency Injection là một phương pháp để loại bỏ các class được lập trình cứng và dễ bị tấn công SQL bằng cách sử dụng một công cụ như Composer.

Tính mô đun

Tính mô đun là một thành phần ứng dụng web có thể được tách ròi và kết hợp lại. Bạn có thể phân chia logic nghiệp vụ thành các mô đun khác nhau, tất cả đều hoạt động cùng nhau để làm cho ứng dụng web hoạt động. Laravel được thiết kế để tạo ra một ứng dụng web mô đun hóa, ngay cả bản thân Laravel cũng là một bộ sưu tập các thành phần.

Sử dụng cấu trúc mô đun, bạn có thể thiết kế và phát triển một ứng dụng doanh nghiệp quy mô lớn một cách dễ dàng. Laravel cung cấp các hướng dẫn rất đơn giản để tạo các mô đun hoặc pakage trong Laravel.

Tính năng xác thực

Xác thực là một phần không thể thiếu của bất ky website hiện đại nào. Viết xác thực trong các Framework khác như có thể làm bạn mất rấy nhiều thời gian. Nhưng với Laravel thì hoàn toàn ngược lại, chỉ việc chạy một lệnh đơn giản bạn có thể tạo một hệ thống xác thực đầy đủ chức năng.

Ngoài ra, Laravel cũng cung cấp tài liệu tiện dụng để thực hiện xác thực theo nhu cầu riêng của bạn.

Tính năng Caching

Caching (bộ nhớ đệm) là một kỹ thuật để lưu trữ dữ liệu trong một vị trí lưu trữ tạm thời và có thể được lấy ra một cách nhanh chóng khi cần thiệt. Nó chủ yếu được sử dụng để tăng hiệu suất của website. Laravel lưu gần như tất cả dữ liệu từ view đến routes. Điều này giúp Laravel giảm thời gian xử lý và tăng hiệu suất.

Định tuyến (Routing)

Định tuyesn (Routing) trong Laravel rất dễ hiểu và giống như Framework Ruby on Rails. Định tuyến Laravel có thể được sử dụng để tạo ra một ứng dụng tĩnh một cách dễ dàng. Bạn có thể nhóm các routes, đặt tên cho chúng, áp dụng các bộ lọc và liên kết mô hình dữ liệu.

Các routes của Laravel có thể sử dụng để tạo ra các URL thân thiện với công cụ tìm kiếm với tính linh hoạt và kiểm soát tối đa.

Restful Controller

Restful Controller của Laravel cho phép bạn tách logic nghiệp vụ sau khi phục vụ các request GET hoặc POST. Bạn cũng có thể tạo resource controller có thể được sử dụng để tạo CRUD dễ dàng. Sau đó, bạn có thể liên kết resource controller để định tuyến nhằm phục vụ tất cả các routes CRUD tự động.

Kiểm thử và gỡ lỗi

Laravel đi kèm với PHP Unit để kiểm thử các ứng dụng của bạn. Laravel được xây dụng với khả năng kiểm thử từ đầu, do đó sẽ giúp bạn kiểm tra và gỡ lỗi các ứng dụng một cách tốt.

Template Engine

Blade là Template Engine của Laravel. Blade cung cấp một số lượng nhỏ chức năng của helper để định dạng dữ liệu của bạn trong View.

Blade cũng khiển khai kế thừ Template mà bạn có thể sử dụng để tạo bố cục phức tạp. Tất cả các Blade Template đều sử dụng phần mềm mở rộng tệp .blade.php.

Database Query Builder

Database Query Builder của Laravel cung cấp một cách thuận tiện để tạo các truy vấn cơ sở dữ liệu. Nó đi kèm với vô số chức năng của trình trợ giúp mà bạn có thể sử dụng để lọc dữ liệu của mình.

Bạn có thể dễ dàng thực hiện các truy vấn phực tạp bằng join trong Laravel. Cú pháp Query Builder của Laravel rất dễ hiểu và làm cho việc viết các truy vấn cơ sở dữ liệu trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

ORM

Laravel dựa trên Eloquent ORM cung cấp hỗ trợ cho hầu hết các Database Engine. Laravel hoạt động hoàn hảo với MySQL và SQLite. Laravel cũng cung cấp tài liệu toàn diện cho tất cả các hàm Eloquent.

Tính năng File System

Laravel cung cấp hỗ trợ cho nhiều hệ thống tập tin. Bạn có thể sử dụng hệ thống tệp cục bộ hoặc bất kỳ nền tảng đám mây nào như Amazos S3. Bạn có thể chọn hệ thống tệp nào bạn muốn sử dụng bằng cách thay đôi các tùy chọn trong tệp config/filesystems.php.

Tính năng bảo mật của Laravel rất tốt

Laravel lưu trữ tất cả mật khẩu dưới dạng hash thay vì mật khẩu văn bản text đơn giản. Laravel sử dụng BCrytp để hash mật khẩu. Laravel cung cấp bảo mật để chống lại các cuộc tấn công truy vấn SQL (SQL Injection). An toàn khi xử lý với dữ liệu mà người dùng cung cấp.

Artisan

Công cụ dòng lệnh của Laravel được gọi là Artisan. Laravel đi kèm với hàng tá lệnh được xây dựng sẵn mà bạn có thể chạy giao diện dòng lệnh để thực hiện các tác vụ. Bạn có thể tránh hầu hết các tác vụ lặp đi lặp lại trong quá trình phát triển này.

Hệ thống Migration

Laravel cung cấp hệ thống Migration giống như Ruby on Rails để tạo cấu trúc cơ sở dữ liệu. Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ PHP để viết Migration để tạo cấu trúc cở sở dữ liệu của bạn thay vì sử dụng SQL.

Bạn có thể tạo cở sở dữ liệu, bảng và chỉ mục bằng Migration. Nếu bạn muốn thay đôit cột, bạn không cần phải lặp lại việc tạo bảng thay vào đó bạn có thể chạy Migration mới.

Tính năng Envoy

Sử dụng Envoy, bạn có thể chạy tác vụ phổ biến nhất trên các máy chủ từ xa trong ứng dụng của mình. Nó cũng cho phép bạn thiết lập các task để deploy.

Tính năng địa phương hóa

Laravel cho phép bạn tạo một ứng dụng đa ngôn ngữ đồng thời khi xây dựng website của mình. Bạn có thể truy cập chuỗi các ngôn ngữ khác nhau bằng cách sử dụng trình trợ giúp tran().

Laravel đã tự chứng mình là PHP Framework tốt nhất nhờ tất cả các tính năng trên. Laravel vẫn luôn được cải tiến để giúp bạn tạo ra một website mạnh mẽ theo một cách đơn giản, dễ dàng, dễ học. Những lý do trên giúp Laravel là PHP Framework được sử dụng nhiều nhất.

Nguồn:dizibrand

Xem thêm:Các loại cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay