CSS cơ bản
Bài 1. Tìm hiểu về css |
Bài 2. Các CSS cơ bản |
Bài 3. Chia khung website |
Bài 4. Css thông dụng |
Bài 5: Thực hành - Làm menu ngang |
Cài đặt Visual Studio, tạo solution và project C#, C# interactive |
Bài 1. Tìm hiểu về css
1. CSS là gì ?
CSS là viết tắt của Cascading Style Sheet, là một Design Language đơn giản được sử dụng để làm đẹp cho website
2. Cú pháp CSS
CSS được tạo thành từ các Style Rule. Các rule này gồm ba phần:
-
Selector: (hiểu nôm na là bộ chọn phần tử) Một selector là một thẻ HTML mà tại đó một bạn áp dụng một style cho nó. Đó có thể là bất kỳ một thẻ HTML nào, như thẻ div, thẻ span, thẻ p, …
-
Property: (thuộc tính) Là property của một kiểu thuộc tính của thẻ HTML. Nói một cách đơn giản thì tất cả các thuộc tính trong HTML được chuyển đổi thành các CSS property. Đó có thể là color, border....
-
Value: Là các giá trị được gán cho các property. Ví dụ, color có thể có các giá trị là red #F1F1F1 etc.
Dưới đây là cú pháp CSS chung:
selector { property: value }
- Trong ví dụ trên, selector trỏ tới phần tử HTML là h1. Đây là phần tử mà mình muốn tạo style cho nó.
- Khối khai báo Declaration có thể bao gồm một hoặc nhiều khối và được đặt phân biệt nhau bởi dấu chấm phảy.
- Mỗi khối khai báo này bao gồm một tên của CSS property (trong ví dụ là color và font-size) và một giá trị (trong ví dụ là blue và 12px) được gán cho property đó.
- Bạn cần chú ý một điều rằng, một khai báo CSS luôn luôn kết thúc với một dấu chấm phảy và phần khai báo này sẽ được bao quanh bởi cặp dấu ngoặc ôm.
3. Vị trí viết CSS
a. Nội tuyến: Viết trong thẻ mở của các thẻ html
vd: <p style="color:red" > Xin chào các bạn </p>
b. Viết trong cặp thẻ style
Cặp thẻ style có thể đặt trong thẻ head hoặc trong body
ví dụ:
<style>
p { text-align: center; color: red; }
</style>
c. Viết tại 1 file CSS riêng biệt
Các mã css được viết độc lập tại 1 file có đuôi là .css. File đó được file html liên kết bằng thẻ link.
vd: <link href="/Content/css/main.css" rel="stylesheet" />
4. Các loại Selector trong CSS (hoặc CSS Selector)
-
Selector theo tên thẻ
p { text-align: center; color: red; }
-
Selector tất cả các thẻ
* { color: #000000; }
-
Selector cha con
Giả sử bạn chỉ muốn áp dụng style này cho một phần tử mà là con của phần tử khác (phần tử con là phần tử mà nằm bên trong phần tử khác). Ví dụ sau sẽ áp dụng style cho phần tử vietjack chỉ khi nào nó nằm bên trong thẻ <div>:
ul em { color: #000000; }
Hoặc
body > p {
color: #000000;
}
-
Selector theo Class
Tương tự như ID Selector, bạn cũng có thể áp dụng các Style Rule cho các phần tử dựa trên thuộc tính class của phần tử đó.
Để chọn các phần tử với một class cụ thể, bạn viết một dấu chấm (.) ở trước tên class của phần tử đó.
Ví dụ dưới đây sẽ định nghĩa Style Rule cho tất cả phần tử HTML với class= "center":
.center { text-align: center; color: red; }
Với trường hợp có nhiều phần tử với cùng một class, nếu bạn chỉ muốn áp dụng style rule cho một phần tử nào đó, bạn viết tên phần tử đó trước cú pháp trên, như sau:
div.center { text-align: center; color: red; }
Các phần tử HTML có thể tham chiếu tới nhiều class. Do đó, bạn có thể áp dụng nhiều Style Rule cho một phần tử (chẳng hạn div) với các class = "center" (như trên) và class = "black" (để xác định màu đen chẳng hạn), như sau:
<div class="center black"> DIV này sẽ được tạo style bởi hai class là center và black. </div>
-
Selector theo ID
ID Selector sử dụng thuộc tính id của một phần tử HTML để chọn một phần tử cụ thể. Trong một webpage, mỗi phần tử nên có một id duy nhất, vì thế ID Selector được sử dụng để lựa chọn một phần tử duy nhất.
#black { color: #000000; }
Để lựa chọn một phần tử với một id cụ thể, bạn viết một ký tự # (đọc là ký tự hash) ở trước id của phần tử đó.
h1#black { color: #000000; }
Ví dụ dưới đây sẽ áp dụng style rule cho phần tử có id= "para1";
#para1 { text-align: center; color: red; }
Bạn cũng có thể xác định cụ thể hơn như trong ví dụ sau:
div#para1 { text-align: center; color: red; }
Style Rule này sẽ chỉ áp dụng cho các phần tử div có id là para1.
Ngoài ra, nếu bạn muốn áp dụng style rule cho một phần tử mà là con của (hay nằm trong) phần tử khác, bạn có thể sử dụng:
#para1 div { text-align: center; color: red; }
Style Rule này sẽ áp dụng cho phần tử div là phần tử con của phần tử có id là para1.
-
Selector theo thuộc tính của thẻ
Bạn cũng có thể áp dụng style cho các phần tử HTML có các thuộc tính cụ thể nào đó. Ví dụ sau sẽ áp dụng style rule cho tất cả phần tử input nào mà có thuộc tính type= "text".
input[type = "text"]{ color: #000000; }
Phương thức này đem lại lợi thế: phần tử <input type = "submit" /> sẽ không bị tác động bởi style rule trên, và color sẽ chỉ được áp dụng cho trường text.
Sau đây là ví dụ về một số rule áp dụng cho Attribute Selector:
-
p[lang] : lựa chọn tất cả phần tử p mà có thuộc tính lang.
-
p[lang="fr"] : lựa chọn tất cả phần tử p mà có thuộc tính lang có giá trị chính xác là fr.
-
p[lang~="fr"]: lựa chọn tất cả phần tử p mà có thuộc tính lang có giá trị có chứa từ fr.
-
p[lang|="en"] : lựa chọn tất cả phần tử p mà có thuộc tính lang có giá trị chính xác là en hoặc bắt đầu với en.
Mở rộng: Gộp Selector
Có một tình huống xảy ra là giả sử bạn muốn áp dụng cùng một style rule cho nhiều phần tử khác nhau. Nếu theo những gì đã học ở trên, bạn phải viết lần lượt từng style rule này cho từng phần tử. Như vậy cũng được, nhưng hãy tưởng tượng nếu số lượng phần tử là lớn và việc lặp đi lặp lại này có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian. Có cách nào tốt hơn không. Có.
Bạn hãy nhóm tất cả các phần tử này lại, và sau đó áp dụng style rule chung mà bạn muốn áp dụng cho chúng. Đó cũng chính là ý nghĩa của Grouping Selector trong CSS. Bạn theo dõi ví dụ sau:
h1, h2, h3 { color: #36C; font-weight: normal; letter-spacing: .4em; margin-bottom: 1em; text-transform: lowercase; }
Style rule này sẽ áp dụng cho các phần tử h1, h2, và h3. Bạn cần chú ý là giữa các phần tử này phải có dấu phảy (,) nhé. Đó là cú pháp chung. Sử dụng Grouping Selector sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tối thiểu hóa được lượng code mà bạn cần viết.
Tương tự, nếu bạn muốn áp dụng cho nhiều class, thì bạn có thể sử dụng nhiều Class Selector trong CSS như ví dụ dưới đây:
#content, #footer, #supplement { position: absolute; left: 510px; width: 200px; }
5. Quy tắc ưu tiên selector
- Inportant
- Nội tuyến
- ID
- Class
- Ưu tiên viết sau
6. Mở rộng: Comment
Comment đôi khi đóng vai trò khá quan trọng trong lập trình. Nó cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người đọc, giúp họ (hay chính bạn khi cần xem lại code) hiểu được những gì bạn đang thực hiện.
Comment trong CSS bắt đầu với /* và kết thúc với */. Comment cũng có thể trải rộng trên nhiều dòng. Ví dụ:
p { color: red; /* vi du ve comment nam tren mot dong */ text-align: center; } /* vi du ve comment nam tren nhieu dong */